Cách lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng 

Rate this post

Lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng hiện nay là xu hướng và các con đường hiện nay phải đảm bảo được chiếu sáng và ánh sáng cần thiết phục vụ cho đời sống con người ngày một phát triển hơn. Cùng tìm hiểu Cách lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng để hiểu rõ hơn.

Theo như thống kê có rất nhiều khách hàng gọi đến Chiếu sáng Việt Nam – VNLICO hỏi về cách thi công dựng cột đèn cao áp như thế nào? Một và câu hỏi nữa: kích thước khung móng bao nhiêu, dựng cột đèn như thế nào? Các công trình lớn chi phí nhiều thì điều này thực hiện rất dễ. Đối với công trình nhỏ kinh phí có hạn nên cần phải tính toán một cách cho hợp lý.

Để đáp ứng được sự mong mỏi của quý khách hàng. VNLICO sẽ cho quý vị biết được quy trình lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng như thế nào.

Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng khi lắp đặt cột đèn đường chiếu sáng

cột đèn đường chiếu sáng
cột đèn đường chiếu sáng

+ Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng công cộng kỹ thuật hạ tầng đô thị TCXDVN 333:2005 ngày 04/04/2005.

+ Tiêu chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện QCVN: QTĐ-7:2008/BCT.

+ Tiêu chuẩn thiết kế “Chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị” TCXDVN 259-2001

+ Quy phạm trang bị điện 11-TCN-18-2006 đến 11-TCN-21-2006.

+ Tiêu chuẩn nối đất và nối không thiết bị điện – TCVN 4756-1989.

Tại sao cần chú ý đến việc thi công? Vấn đề thi công đặc biệt rất quan trọng để đảm bảo độ an toàn của cột khi có các trận mưa bão lớn.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn chiếu sáng là rất cần thiết giúp cho khi lắp đặt đảm bảo được an toàn. Lắp dựng cột đèn đường chiếu sáng là cả một quá trình và cần phải các đội ngũ công nhân cũng như các máy móc thiết bị cần thiết.

Cách lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng gồm các giai đoạn

Đi dây cáp và đào hố móng

Đi dây cáp và đào hố móng
Đi dây cáp và đào hố móng

Cáp được đi ngầm trong uống nhựa xoắn chôn trực tiếp xuống đất cách mặt đất 0,7m

Trụ đèn chiếu sáng khi Đào hố móng chân trụ thì tùy thuộc vào chiều cao khung móng đèn chiếu sáng, vị thế đất. Thường thì người ta đào móng ở nhiều độ sâu khác nhau. Mà người tao đào hố móng ở độ sâu khác nhau. Những cột đèn chiếu sáng thông dụng từ 6m đền 10m. Khung móng được sử dụng phổ biến M20, M24 cho độ cao thông dụng 0.5m đền 0.5mm.

Kiểm tra số lượng và chất lượng cáp là việc đầu tiên. Sau đó tiến hành rải vật liệu tại từng vị trí thi công. Lưu ý, những vật dụng chuẩn bị bao gồm ống HDPE, cáp ngầm, băng bao cáp, bê tông. Nếu thực hiện đúng các quy trình này. Bạn sẽ tránh được những sai sót trong quá trình thi công, từ đó, tiết kiệm được chi phí sửa chữa (nhân công, thiết bị thay thế,..)

Công tác đặt cọc tiếp địa

Trên hố móng đã được đào sẵn ta bố trí định hình khung móng chiếu sáng với cao độ đã được định trước, tiến hành đổ bê tông định hình khung móng, cọc tiếp địa được bố trí thi công song song với khung móng.

Mỗi vị trí cột cuối hệ thống chiếu sáng được đóng 01 hệ thống cọc tiếp địa bằng thép góc mạ kẽm nhúng nóng L63x63x6 dài 2,5m làm tiếp địa an toàn, đóng sâu dưới mặt đất tự nhiên 0,1m. Dây tiếp đất dùng thép-F10 hàn nối giữa các cọc tiếp địa với đế cột chiếu sáng. Sau khi thi công xong nếu điện trở tiếp địa đo được không đảm bảo trị số điện trở tiếp địa RZ £ 30W phải báo đơn vị thiết kế, để thiết kế bổ sung.

Đổ bê tông móng cột.

móng cột đèn
móng cột đèn

Cần tuân thủ theo đúng thiết kế của bản vẽ, Khối bê tông cần để đông cứng 72 tiếng trở nên mới được lắp đặt để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Dựng cột đèn đường cao áp

Cột đèn cao áp trước khi dựng Cần kiểm tra lại chính xác thông số kỹ thuật trên cột đèn xem đúng theo tiêu chuẩn bản vẽ chưa. Sau đó, thực hiện vận chuyển thiết bị đến từng vị trí đã có khung móng chờ để tiến hành lắp đặt cột chiếu sáng ngoài trời

Lắp đặt đèn đường led vào cột đèn chiếu sáng

Sau khi dựng cột xong ta có thể dùng cẩu tự hành để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, Lưu ý kiểm tra đèn đúng tiêu chuẩn thì mới lắp.

Tiếp theo là tiến hành Đấu nối bảng điện cửa cột vào trụ đèn.

Đấu nối nguồn điện với tủ điện chiếu sáng

Bước này là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình thi công lắp đặt. Lắp đặt tủ điện chiếu sáng sau đó đối nối với nguồn điện để hoàn thành toàn bộ quá trình. Tủ điện chiếu sáng bạn có thể đặt ở chế độ tự động điều khiển hoặc điều khiển bằng tay tùy theo yêu cầu của đơn vị.

Với cách lắp đặt các bước như ở trên. Khi thi công có thể nắm rõ hơn các quá trình và các công việc cần làm để có thể lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng một cách thuận lợi nhất.

Đơn vị lăp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng 

Đơn vị lăp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng 
Đơn vị lăp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng

VNLICO – Công ty TNHH SX TM DV XNK Chiếu Sáng Việt Nam là một đơn vị sản xuất. Phân phối các thiết bị chiếu sáng, trụ đèn đường cao áp chiếu sáng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Không những thế còn nhận thi công lắp đặt các trụ đèn đường chiếu sáng nhanh chóng. Với máy móc và công nhân có tay nghề và am hiểu việc lắp đặt..
Nếu có nhu cầu mua các thiết bị chiếu sáng công cộng. Thi công trụ đèn đường chiếu sáng. Báo giá các thiết bị chiếu sáng. Hãy liên hệ ngay với VNLICO để có được báo giá tốt nhất nhé.

Trên đây là những chia sẻ của VNLICO về Cách lắp đặt thi công trụ đèn đường chiếu sáng. Để khách hàng và mọi người tìm hiểu và theo dõi. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH SX TM DV XNK CHIẾU SÁNG VIỆT NAM
  • Địa Chỉ: 31A Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
  • VPGD: 36 đường dẫn HCM, Tân Túc, Bình Chánh, HCM (Địa chỉ cũ: D3/42 Nguyễn Văn Linh, Tân Túc, Bình Chánh, HCM)
  • Điện thoại: (0283) 6368520 – Fax: 083 6368520
  • Kỹ thuật: 0937 818 489 (Nguyễn Văn Long)
  • Hotline / Zalo 1: 0906 026769 (Lê Phùng Quang)
  • Hotline / Zalo 2: 0932 647 002 (Nguyễn Tấn Quang)
  • Email: vietnamlico@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo chat tawk goi lai